GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4 – HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

Chủ điểm : Hòa Bình Và Hữu Nghị

Giới thiệu cuốn sách: Phong trào đấu tranh giàng độc lập dân tộc

          Tác giả: Thanh Uyên – NXB Kim Đồng

          Thời gian:  Ngày 03 tháng 4 năm 2023

          Người giới thiệu: Cán bộ thư viện và cô tổng phụ trách

          Địa điểm:  Sân trường, giờ chào cờ

          Mục đích: Là sự tiếp nối của bộ sách “Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh” kể về các thời kì lịch sử của thế giới từ xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến, các cuộc chiến tranh thế giới tới thời hiện đại.

Nội dung giới thiệu

          Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

          Ấn Độ là thuộc địa lớn nhất và giữ vị trí quan trọng nhất trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh. Về chính trị, Ấn Độ tạo lợi thế cho đế quốc Anh trong so sánh lực lượng với các đế quốc khác. Về kinh tế, thuộc địa rộng mênh mông này cung cấp cho Anh nguồn nguyên liệu hết sức dồi dào (đặc biệt là bông, sợi), nguồn nhân công rẻ mạt và nguồn lợi nhuận cao. Về quân sự, đây là vị trí chiến lược giúp Anh khống chế và bảo vệ cả vùng Ấn Độ Dương, các thuộc địa ở Đông Nam Á, Trung Đông. Do vậy, thực dân Anh luôn tìm cách duy trì sự thống trị của chúng ở Ấn Độ .

         Nền thống trị của Anh ở Ấn Độ, một mặt làm cho đời sống nhân dân ngày càng trở nên bần cùng, song mặt khác, nó đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong xã hội Ấn Độ .       Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Anh đã tìm mọi cách huy động sức người, sức của của Ấn Độ nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc của chúng. Chúng đã cướp đi của nhân dân Ấn Độ  36 triệu tấn trang thiết bị vật tư các loại, 5 triệu tấn lương thực và 1,5 triệu người. Điều này làm cho đời sống người dân càng trở nên cùng cực. Trong những năm 1918 -1919 hơn 12 triệu người Ấn Độ bị chết đói.

           Mặt khác, để bòn rút tối đa của cải ở Ấn Độ và giữ Ấn Độ trong trạng thái an toàn, thực dân Anh đã đưa ra những nhượng bộ chính trị và kinh tế cho tư sản Ấn Độ. Lợi dụng hoàn cảnh này, tư sản Ấn Độ đã tăng cường sức mạnh trong những năm chiến tranh. Cùng với quá trình đó số lượng công nhân Ấn Độ cũng tăng lên. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất số lượng công nhân chưa đến 1 triệu người, sau chiến tranh đã tăng lên 2,5 triệu người.

           Trong lúc những mâu thuẫn gay gắt của xã hội Ấn Độ đang diễn ra, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra đã làm cho thực dân Anh lo sợ. Một mặt chúng tìm cách trấn áp những người yêu nước bằng cách thông qua đạo luật Râulét vào tháng 3 năm 1919. Tuy nhiên, ở Ấn Độ đã bùng nổ một phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất kể từ sau 1905, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, theo đường lối của M.Ganđi.

         Từ những cuộc đấu tranh của công nhân, phong trào đã phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của mọi tầng lớp cư dân thành thị và các khu vực nông thôn lân cận nhằm chống lại đạo luật Râulét. Ngày 30 tháng 3 và ngày 6 tháng 4 năm 1919 ở các thành phố nhân dân đã tiến hành hartan(2). Trong quá trình đấu tranh, tình đoàn kết anh em giữa người Ấn và người Hồi được củng cố vững chắc ở phong trào Khaliphát. Trước sự phát triển của phong trào thực dân Anh đã tiến hành đàn áp hết sức giã man.

         Có thể dễ dàng nhận thấy rằng phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai được tiến hành với mục tiêu chủ yếu là đòi thành lập một chính phủ quốc gia ở Ấn Độ. Nhưng người dân vẫn đồng lòng giành được thắng lợi .

         Cuốn sách do Nhà xuất bản Kim Đồng  tái bản và ấn hành năm 2018, được in trên khổ giấy 14,5×20,5cm. Mời các cô giáo và các em cùng đọc cuốn sách này và cùng cảm nhận nhé!